Văn hóa Phú Lâm, Tiên Du

Lễ hội

Khoảng đầu tháng hai âm lịch hàng năm, Phú Lâm có nhiều lễ hội (cũng gọi là đám) được tổ chức ở quy mô cấp các làng như:

  • Ngày 07 tháng 02, hội làng Giới Tế.
  • Ngày 08 tháng 02, hội làng Vĩnh Phục.
  • Ngày 10 tháng 02, hội làng Tam Tảo và hội làng Đông Phù tổ chức cùng ngày nhưng tại 2 địa điểm khác nhau.
  • Ngày 12 tháng 02, hội làng Ân Phú.

Đối chiếu theo Điều 3, Thông tư số 15/2015/BVHTTDL thì các đám ở Phú Lâm đều là các lễ hội dân gian.[50][note 6]

Các hội làng ở Phú Lâm thường được tổ chức theo bố cục 2 phần:

Trong các lễ hội của Phú Lâm thì hội làng Tam Tảo được tổ chức với quy mô lớn nhất và đông vui nhất.

Ngoài ra, ở thôn Tam Tảo cũng còn 02 lễ hội dân gian khác là hội đền Phụ Quốc ngày 01 tháng 04 âm lịch (giỗ Phụ Quốc vương Trần Quý, ân nhân cứu mạng vua Lý Thái Tổ) ở xóm Miễu và hội xóm Hạ Giang được tổ chức vào ngày 10 tháng 09 âm lịch.

Di tích

Các khu di tích văn hóa trong xã rất phong phú, một số đã được các cấp quản lý của Trung ương công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia như đình Tam Tảo, đền Phụ Quốc, đình Đông Phù, đình Giới Tếđình Ân Phú. Trong đó, đình Tam Tảođền Phụ Quốc là 2 di tích được công nhận sớm nhất vào năm 1988.

Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tiên Du và Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh.

STTDi tíchĐịa chỉCấpSố quyết địnhThời gianChú thích
1Đền Phụ QuốcXóm Miễu, thôn Tam TảoQuốc gia28/QĐ - BVH18/01/1988[51]
2Đình Tam TảoXóm Đầu Đình, thôn Tam Tảo
3Đình Đông PhùThôn Đông Phù138/QĐ - BVHTT31/01/1992[51][52]
4Đình Giới TếXóm Giữa, thôn Giới Tế295/VH - QĐ12/02/1994[51]
5Đình Ân PhúThôn Ân Phú07/QĐ - BVHTT8/3/2005
6Nghè chùa Phúc LâmXóm Giếng Chùa, thôn Tam TảoTỉnh3/2016[53]
7Chùa Phúc LâmXóm Giếng Chùa, thôn Tam Tảo

Một số di tích khác

  • Chùa Hưng Phúc, thôn Đông Phù.
  • Chùa Phúc Giang, xóm Hạ Giang, thôn Tam Tảo.
  • Đền thờ Hai Bà Trưng, xóm Ấp Vang, thôn Tam Tảo.
  • Đình Hạ Giang, xóm Hạ Giang, thôn Tam Tảo.